[KH-CN-Nhà báo & Công luận] - Báo động chứng “nghiện” smartphone của trẻ

(Congluan.vn) - Ngày nay, khi những chiếc smartphone không còn quá đắt, các bậc phụ huynh thường xem việc con cái tỏ ra thông minh khi lướt smartphone là một niềm tự hào và để cho chúng sử dụng thoải mái. Họ không hiểu rằng có những mối nguy cơ đang tiềm ẩn nếu như chúng mắc chứng “nghiện” smartphone...

>>> Khẩn cấp đưa ra phương án bảo vệ trẻ em trong trường học >>> Cần điều chỉnh để có sự công bằng cho trường ngoài công lập >>> TP.HCM: Truyền hình trực tiếp Ngày hội giáo dục phát triển 2014
Với hơn 40% trẻ em mắc chứng “nghiện” smartphone, đây thực sự là một vấn đề cần phải quan tâm giải quyết ngay, vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tương lai của trẻ. (Ảnh minh họa) Con số đáng báo động Trẻ em mắc chứng “nghiện” smartphone hiện nay không chỉ là vấn đề đau đầu của các bậc cha mẹ ở Việt Nam mà đã là một chứng bệnh chung của trẻ em trên toàn thế giới. Nếu như ngày trước, khi những chiếc smartphone thông minh chưa phổ biến như bây giờ, trẻ em sẽ học tập, vui chơi theo đúng lứa tuổi của mình: Đọc truyện trên sách, tập viết bằng bút chì, tập đi xe đạp… thì ngày nay, tất cả những thời gian rảnh thường được các bé giành hết trên một công cụ duy nhất: Smartphone. Nếu trẻ muốn biết một kiến thức nào đó, chỉ cần vài giây là có thể truy cập được nội dung mà trẻ muốn. Nếu trẻ yêu thích một loài thú nào đó thì tất nhiên trẻ sẽ dành thời gian để chăm chút cho con thú mình nuôi trên smartphone... Tất nhiên, không ai có thể phủ nhận sự tiện dụng của những chiếc điện thoại thông minh. Nhưng với trẻ em, liệu có quá cần thiết để cho chúng sử dụng smartphone chưa? Theo một nghiên cứu của Common Sence Media, một tổ chức hoạt động nhằm cải thiện đời sống trẻ em thông qua công nghệ và giáo dục truyền thông đã tiến hành một thí nghiệm về thực tế sử dụng điện thoại của trẻ. Cụ thể, những đứa trẻ được gắn một thiết bị theo dõi mức độ sử dụng điện thoại trong chiếc smartphone của chúng. Kết quả đã cho thấy, 41% trẻ em đã thực sự “nghiện” smartphone. Còn theo một khảo sát ở đất nước Hàn Quốc về vấn đề "nghiện" trò chơi trực tuyến, kết quả trẻ dùng điện thoại nhiều hơn 7 giờ/ngày. Đối với những trường hợp này, chúng thường có các triệu chứng như lo âu, mất ngủ, trầm cảm khi bị cấm sử dụng thiết bị. Điều đáng lo ngại là việc sử dụng điện thoại thông minh trong giới thanh niên và trẻ em (độ tuổi được nhận định dễ bị “nghiện” và khó “cai” điện thoại thông minh) lại đang tăng nhanh hơn so với các nhóm khác. Theo Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc, tỷ lệ thâm nhập điện thoại thông minh ở trẻ em lứa tuổi 6 - 19 tuổi năm 2013 đã lên đến 65%, gấp ba lần so với năm 2011. Trong khi đó, một cuộc khảo sát của chính phủ cho thấy tỷ lệ nghiện điện thoại thông minh trong giới trẻ hiện nay là 18%, gấp đôi so với số liệu ở người lớn. Các chuyên gia nghiên cứu nhận xét rằng, ngoài việc gây mất tập trung thì trạng thái “nghiện” thiết bị số còn gây tổn hại kỹ năng giao tiếp. “Khả năng quan sát và đọc biểu cảm trên gương mặt của giới học sinh ngày nay ngày càng kém. Khi bạn dành nhiều thời gian gửi tin nhắn cho mọi người thay vì nói chuyện với họ, bạn sẽ không học được cách đọc ngôn ngữ không lời” - Giáo sư tâm lý học Setsuko Tamura tại Đại học Tokyo cho biết. Giải pháp
Đừng lấy việc trẻ em học hỏi và sử dụng được smartphone là một niềm tự hào. Thay vào đó, các bậc cha mẹ nên biết cách quản lý giờ giấc sử dụng điện thoại của chúng để con trẻ phát triển một cách bình thường. (Ảnh minh họa) Với hơn 40% trẻ em mắc chứng “nghiện” smartphone, vấn đề lớn đặt ra là: Liệu rằng, trong lứa tuổi trẻ em, các bé có cần thiết phải sử dụng smartphone, và phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ như vậy không? Trẻ dường như không còn hứng thú cho bất cứ hoạt động nào khác ngoài smartphone cả. Rõ ràng những tác động như thế đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc phát triển nhân cách và suy nghĩ của trẻ. Điều quan trọng nữa là, việc tiếp xúc lâu trên một giao diện màn hình cảm ứng rất có hại cho sức khỏe của trẻ. Sẽ là một sai lầm lớn nếu như để trẻ dưới 6 tuổi tiếp xúc với smartphone hoặc ipad. Vậy, một câu hỏi đặt ra là những bậc phụ huynh cần phải làm gì để giúp cho con trẻ mình thoát được “cơn nghiện” này ? Những đề xuất mà Common Sense Media đưa ra là các bậc phụ huynh nên có một chế độ quản lý giờ giấc sử dụng điện thoại của bọn trẻ hợp lý để tạo thói quen tốt cho trẻ. Các bậc cha mẹ cũng cần chú ý đến hành vi của chính bản thân mình. Đừng biến bản thân thành hình mẫu để trẻ học theo, khi chính bản thân họ cũng phụ thuộc quá nhiều vào các thiết bị kĩ thuật số. Cùng với đó, tại sao các bậc cha mẹ không quản lý giờ giấc sử dụng điện thoại của con em mình, hoặc ban đêm hãy giữ điện thoại trẻ và trao trả vào sáng mai? Cần tích cực cho chúng tham gia những thú vui bổ ích từ các hoạt động thực tế, để chúng dần rời xa những chiếc smartphone. Còn với những trẻ đã mắc chứng “nghiện”, đã có rất nhiều trang web được thành lập với lời "cam kết" có thể giúp đỡ những đứa trẻ thoát khỏi căn bệnh “nghiện” công nghệ. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là sự can thiệp mạnh mẽ của các bậc phụ huynh một cách hợp lý. Không những vậy, nên đưa trẻ đi gặp bác sỹ tâm lý nếu thấy điều đó là cần thiết. Hạ Du (Tổng hợp)